1. Câu chuyện

Tô Hiến Thành là quan đại thần phụ chính nhà Lý, phụng sự hai triều vua: Lý Anh Tông và Lý Cao Tông. Ông là viên quan văn võ song toàn, nổi tiếng là công minh chính trực, được vua phong tước vương mặc dù không phải là tôn thất nhà Lý.
 

Đền thờ Tô Hiến Thành tại phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Những ngày cuối đời “... khi Tô Hiến Thành nằm bệnh, Tham trì chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu bên cạnh, Gián nghị đại phu Trần Trung Tá vì bận việc không lúc nào rỗi để tới thăm hỏi.
Đến khi bệnh nặng, thái hậu thân đến thăm, hỏi rằng: "Nếu có mệnh hệ nào thì ai là người có thể thay ông?".
Hiến Thành trả lời: "Trung Tá có thể thay được".
Thái hậu nói: "Tán Đường hàng ngày hầu thuốc thang, sao không thấy ông nhắc đến?".
Hiến Thành trả lời: "Vì bệ hạ hỏi người nào có thể thay thần nên thần nói đến Trung Tá, còn như hỏi người hầu dưỡng thì phi Tán Đường còn ai nữa?".
Thái hậu khen là trung, nhưng cũng không dùng lời ấy. Lấy Đỗ An Di (em trai hoàng thái hậu) làm phụ chính.


Sử thần Ngô Sỉ Liên nói: Tô Hiến Thành nhân việc ký thác con côi, hết lòng trung thành, khéo xử trí khi biến cố, tuy bị gió lay sóng đập mà vẫn đứng vững như cột đá giữa dòng, khiến trên yêu dưới thuận, không thẹn với phong độ của đại thần đời xưa. Huống chi đến lúc sắp chết còn vì nước tiến cử người hiền, không vì ơn riêng, thái hậu không dùng lời nói của Hiến Thành là việc không may cho nhà Lý vậy.”
Trích: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư

2. Chú giải

Dịch nghĩa trích từ nguồn https://chunom.net/Tu-Dien.html
  • Dĩ: Lấy, dùng, để mà: Dĩ hoà vi quý, dĩ ân báo oán
  • Công: tt. Chung, mọi người đều như thế, chung cho mọi người do nhà-nước phát-lạc, điều-khiển: Của công, việc công, ruộng công. // Ngay thẳng, không tư-vị: Bất-công, ở cho công, xử cho công. //
  • Vi: đt. Làm: Hành-vi, nan-vi; Vi nhân nan, vi nhân nan (Làm người khó, làm người khó). // trt. ấy là, có, như thế: Dĩ thực vi-tiên (Lấy miếng ăn làm đầu). // đt. Cai-trị.
  • Thượng: tt 1. Cao nhất: Tầng thượng; Gác thượng // 2. ở phía trên: Làng thượng; Xóm thượng; Người thượng cho đến người kinh, Cùng chung đất nước, cùng tình anh em (HXHãn).
“Dĩ Công Vi Thượng” trích từ câu nói của Bác Hồ dặn Đại Tướng Võ Nguyên Giáp: “Chú Văn ạ, làm cách mạng là phải dĩ công vi thượng”. 

3. Tìm hiểu thêm về Tô Hiến Thành

a. Bài viết:

b. Video:

--HẾT--

Bình luận

Mới hơn Cũ hơn